Những năm gần đây, máy lọc nước kiềm không còn là khái niệm xa lạ gì với mọi người. Vậy những lợi ích của uống nước kiềm là gì? và có những cách nào tạo ra nước kiềm? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để đưa ra cho mình lựa chọn phù hợp.
1. Nước kiềm là gì?
Nước kiềm hay còn gọi là nước Alkali, có độ pH > 7.0. Trong đó, pH là chỉ số đo nồng độ các ion hydro trong dung dịch, qua đó có thể đánh giá được tính axit hay tính kiềm có trong dung dịch.
- pH = 7 là nước trung tính
- pH < 7 : nước có tính axit
- pH > 7: nước có tính bazo hay tính kiềm
Nước kiềm có đặc điểm cấu trúc phân tử siêu nhỏ (từ 0.5 nm, nhỏ hơn gấp 5 lần phân tử nước thông thường), dễ dàng đi qua màng tế bào, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nước kiềm có chứa nhiều các vi khoáng tự nhiên như: Canxi, Magie, Kali,.. cung cấp các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
Xem thêm: Tìm hiểu tổng quan về nước kiềm
2. Điều gì xảy ra nếu cơ thể thiếu tính kiềm?
Cơ thể hoạt động tốt nhất trong môi trường pH hơi kiềm từ 7,365 – 7,4. Để duy trì được pH này, cơ thể có nhiều chất đệm tham gia. Với chế độ ăn hiện nay, thức ăn nạp vào cơ thể chiếm khoảng 80% có tính axit và 20% có tính kiềm. Khi các tế bào liên tục tiếp xúc với môi trường axit sẽ bị thay đổi cấu trúc, từ đó phát sinh ung thư. Các tế bào sống của cơ thể rất nhạy cảm với sự thay đổi pH.
Theo TS.Phùng Tuấn Giang (nhà thuốc Thọ Xuân Đường, Hà Nội): “Khi pH xuống dưới 7,365 sẽ gây ra một loạt thay đổi nghiêm trọng của cơ thể như: Thay đổi cấu trúc tế bào, giảm chức năng não, mất chất khoáng dự trữ, giảm oxy máu, giảm hoạt động của enzyme, gây viêm và làm tổn thương các cơ quan và làm suy giảm hệ miễn dịch. khi các tế bào liên tục tiếp xúc với môi trường axít, chức năng hoạt động giảm sút dẫn đến suy thoái, hư hỏng” (Tham khảo: Báo Vietnamnet.vn)
Bạn nên uống nước tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, nước tham gia trong mọi quá trình trao đổi chất, ion, cũng như hoạt động sinh lý, tâm lý của cơ thể. Vào thời tiết nắng nóng, cơ thể dễ bị mất nước, do đó có thể bổ sung nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày.
Nguồn nước uống vào cơ thể cũng rất quan trọng, nguồn nước phải sạch và bổ sung khoáng chất, lúc đó nước sẽ hoàn thành tốt vai trò của mình trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Uống nước kiềm cũng như bổ sung kiềm bằng thực phẩm mỗi ngày giúp cho cơ thể có thể trung hòa tính axit trong cơ thể.
3. Những tác dụng của nước kiềm với sức khỏe
- Nước kiềm giúp hỗ trợ cải thiện các bệnh về dạ dày:
Theo nghiên cứu vào năm 2012 của Trung tâm PubMed phát hiện rằng: uống nước kiềm có độ pH 8,8 có thể giúp khử hoạt tính pepsin, enzym chính gây ra trào ngược axit. (Nguồn: PubMed.gov)
- Nước kiềm trong việc lưu thông máu:
Theo một nghiên cứu trên 100 người gần đây, đã tìm thấy sự khác biệt đáng kể về độ nhớt của máu toàn phần sau khi uống nước có độ pH cao so với nước thông thường sau khi tập luyện vất vả. Độ nhớt là phép đo trực tiếp về hiệu quả của máu chảy qua các mạch. Những người tiêu thụ nước có độ pH cao làm giảm độ nhớt 6,3 phần trăm so với 3,36 phần trăm với nước uống tinh khiết tiêu chuẩn. Điều này có nghĩa là máu chảy hiệu quả hơn với nước kiềm. Điều này có thể làm tăng việc cung cấp oxy trong toàn bộ cơ thể. (Nguồn tham khảo: jissn.biomedcentral.com)
Công dụng của nước kiềm trên thang đo pH
- Nước kiềm hỗ trợ cải thiện tình trạng đái tháo đường, bệnh phổi, gout, tăng huyết áp và nhiều bệnh khác do quá trình lão hóa và oxy hóa trong cơ thể gây ra.
Nghiên cứu của nhóm giáo sư Shirahata (trường Đại học Kyushu – Nhật Bản) cho thấy, nước kiềm giàu hydro hoạt động như một chất chống oxy hóa trong cơ thể, chống lại các gốc tự do gây hại.
- Một nghiên cứu khác cho thấy uống nước ion kiềm có thể có lợi cho những người bị huyết áp cao, tiểu đường và cholesterol cao. (Nguồn: Tạp chí y tế dự phòng Thượng Hải)
4. Làm thế nào để bổ sung kiềm hàng ngày
4.1 Bổ sung kiềm bằng máy lọc nước kiềm
Máy lọc nước kiềm giúp tạo ra nước kiềm có độ pH trung bình từ 7.5 trở lên. Sản phẩm máy lọc nước kiềm tự nhiên Hekami sử dụng công nghệ tạo nước kiềm tự nhiên nhờ vào công nghệ của Hekami.
Máy lọc nước kiềm tự nhiên Hekami
Công nghệ tạo kiềm tự nhiên có chứa các thành phần tự nhiên: Carbon, các hạt khoáng chất phủ Magie, Magie, ..Đặc điểm của các loại vật liệu này là tất cả đều có nguồn gốc tự nhiên (organic) từ thạch anh, zeolite từ lòng đất, vỏ sò, ốc từ bờ biển Hookkaido… không chứa các yếu tố kim loại nặng có hại cho cơ thể, được lựa chọn nghiêm ngặt và kiểm tra đạt các tiêu chuẩn khắt khe của tổ chức chứng nhận chất lượng uy tín NSF và FDA.
Ngoài ra, do có nguồn gốc từ tự nhiên, lõi lọc Alkali của máy lọc nước Hekami còn đem lại cho nước uống hương vị thuần khiết, giúp bảo vệ sức khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chúng ta nên uống nước kiềm 2 lít mỗi ngày để trung hòa tính axit có trong thức ăn đưa vào cơ thể, giúp cân bằng tính kiềm trong máu ở mức pH từ 7,365 – 7,4.
4.2 Bổ sung kiềm bằng thực phẩm ăn uống hàng ngày
– Nhóm thực phẩm nên dùng: để kiềm hóa cơ thể bằng thực phẩm ăn uống, chúng ta nên bổ sung thực phẩm chứa kiềm cao nhất là nhóm rau, củ quả như măng tây, hành tây, cải bó xôi, cải xanh, tỏi, mùi tây, bơ, chanh, dưa hấu, bưởi, xoài, đu đủ, dầu oliu. Kế đến là khoai lang, đâu bắp, xà lách, cần tây, táo, lê…
Nhóm rau chứa nhiều kiềm
– Nhóm thực phẩm cần hạn chế: các loại thực phẩm giàu tính axit cần tránh là tinh bột, đường hoá học, đường tinh luyện, các loại quả khô như việt quất, mận và các loại hạt như lạc, óc chó…
Bên cạnh đó cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh:
– Ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày. Khi ngủ, do thở sâu hơn thức nên axít dư thừa sẽ được thải trừ ra ngoài cơ thể. Giấc ngủ sâu tạo ra môi trường kiềm.
– Tập thể dục, vận động điều độ mỗi ngày 30 phút để duy trì pH trung bình của cơ thể.
– Tránh xa căng thẳng, stress.